Vĩnh Phúc: Chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

06/05/2025 16:04:00 PM
+Aa-
0:00
Microphone

Bước vào mùa nắng nóng, gió Lào thổi mạnh, tình trạng khô hanh kéo dài, nhiều hồ chứa nước, khe suối bị cạn kiệt, thảm thực bì trên mặt đất khô nên dễ bắt lửa, nguy cơ xảy ra cháy rừng tiềm ẩn ở mức cao, thường xuyên báo động cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, dễ xảy ra cháy lớn, trên diện tích rộng.

Đặc biệt, vào thời kỳ cao điểm báo động cháy rừng thường xuyên ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên diện rộng).

Để đảm bảo an toàn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân, chủ rừng cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Triển khai vệ sinh rừng, phát thực bì, thu dọn vật liệu cháy trong rừng, ven rừng, xử lý an toàn vật liệu cháy bằng biện pháp đốt trước có điều khiển hoặc di dời vật liệu cháy ra khỏi rừng đối với các khu rừng dễ cháy (rừng Thông, Bạch đàn, Keo, Phi lao và rừng trồng có nhiều vật liệu cháy khác).

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng đến các chủ rừng, người dân sống ven rừng, … nâng cao ý thức của người dân ở từng thôn, xóm về phòng, chống cháy rừng trên địa bàn. Hướng dẫn người dân cài đặt app “báo cháy 114”.

3. Phát thực bì, dọn sạch vật liệu cháy ven rừng đối với khu rừng không có khả năng vệ sinh trong rừng để tạo đai an toàn ngăn cách khu rừng dễ cháy với đường giao thông, đường sắt, đường truyền tải điện 500 KV, khu dân cư, bãi rác, nghĩa địa và các khu vực phát sinh nguồn lửa khác đốt thực bì, đốt ông và các hành vi dùng lửa khác trong mùa khô.

4. Sửa chữa, tu bổ và làm mới các công trình PCCCR như đường băng cản lửa, chòi canh, đai cản lửa, hệ thống biển cấm lửa và biển hiệu cấp dự báo cháy rừng, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng vv… đảm bảo phát huy tác dụng ngăn cháy lan và phòng cháy rừng trong mùa khô.

5. Chủ động đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, công trình phục vụ công tác chữa cháy như: Máy bơm, vòi dẫn nước, bình chữa cháy, cuốc, xẻng;

6. Thường xuyên bố trí người giám sát những khu vực có khả năng bắt cháy cao, thực hiện chế độ tuần tra nghiêm ngặt trong suốt mùa hanh khô, nắng nóng;

7. Khi xảy ra cháy rừng, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp (qua số điện thoại 114 hoặc app “báo cháy 114”) , Ủy ban Nhân dân địa phương, cơ quan Kiểm lâm và đơn vị vũ trang gần nhất để tham gia cứu chữa.

PC07/CAT Vĩnh Phúcv


Chia sẻ:Share on Zalo

TIN TỨC LIÊN QUAN